Hình như trong diễn đàn mình đã đọc được một bài theo mình là rất hay của một thầy giáo trường Lê Hồng Phong. Bài này đề cập tới vấn đề dùng các phương pháp giải nhanh bừa bãi trong hóa học phổ thông. Tuy rằng các phương pháp này có thể giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, nhưng thực ra chỉ những người có sự đam mê với hóa học thì mới có hứng thú thôi. Nếu các bạn đã tải những cuốn sách hóa đại cương ở trên thì hãy để ý một điều, bên nước họ hầu như không cần đến phương pháp giải nhanh, mà chỉ dùng đúng một phương pháp giải bài tập là cộng, trừ, nhân, chia các số liệu với nhau rồi rút gọn đơn vị và đi đến đáp số, nhưng cách giải bài tập được trình bày rất khoa học, ngay cả những người không giỏi tiếng Anh cũng có thể hiểu được phần nào, và chỉ với một cách ấy mà bên họ bao nhiêu người đã thành đạt và nổi tiếng. Đặc biệt, các bài tập trong những cuốn sách này chỉ có vài câu khó mà thôi, hoàn toàn không hóc búa như bài tập hóa học nước ta. Ở Việt Nam đôi khi cả trong phần đề bài (các bạn xem lại một vài đề thi đại học và thi thử đại học, cao đẳng ấy) mà cũng thấy sai nhiều chỗ nhưng có học sinh nào dám lên tiếng? Các bạn thử đưa những cách giải nhanh của chúng ta cho họ xem, chắc gì họ đã biết, nhưng tại sao nước chúng ta không có ai đủ sức vươn tới tầm châu lục. Cho nên theo quan điểm của mình thì nên quay trở lại với bài tập tự luận, tuy chậm mà chắc, và các phương pháp giải bài tập nên được đan xen hợp lý vào mỗi bài tập để có thể kết hợp được tất cả những cái hay lại với nhau (cái này chắc tùy vào thời lượng giảng dạy và chạy sô của GV lẫn HS), còn bài tập trắc nghiệm thì có nhiều bác không học gì cả, tới mùa thi cứ đàng hoàng vào thi, chọn 1/4 các loại câu A, B, D, D, hoặc đổ xí ngầu tính số nút để đánh trắc nghiệm,hoặc bắt kiến bỏ lên tờ giấy trắc nghiệm, kiến bò về phía nào thì khoanh phía đó trông rất phản cảm, nhưng nhiều bài đạt điểm cao tới bất ngờ (mình đã gặp nhiều trường hợp như vậy hồi phổ thông) (hình như bài này post lộn chủ đề, các bạn thông cảm

)