Vấn đề này hay đấy! Trước khi trả lời bạn tôi xin kể một câu chuyện vui:
Truyện kể rằng: Năm 2003, trên chuyến bay sang Ân Độ để dự kì thi olimpic quốc tế môn Hóa học; đoàn Việt Nam gặp ... cướp ;D. Trưởng đoàn Việt Nam không mang theo tiền mà mang theo rất nhiều vàng. Khi gặp cướp ông đã nhanh tay cho toàn bộ số vàng mình đang có vào một dung dịch. Sau khi bọ cướp bỏ đi (vì không tìm thấy gì ngoài sách vở,... và dung dich hòa tan vàng. Đến Ấn độ vị trưởng đoàn này đã thu lại được lượng vàng từ dung dịch nói trên. Bạn có biết dung dịch hòa tan được vàng đó là những dung dịch nào? Làm sao thu lại được vàng từ dung dịch trên sau khi đã hòa tan vàng! 
Tui xin đưa ra câu trả lời cho các bạn và cả bạn lavoadie, nếu sai thì chỉ dùm nhé:
Có 3 dung dịch có thể hòa tan vàng mà vị trưởng đoàn kia có:
1. Dung dịch Cường thủy (hỗn hợp gồm dung dịch HNO3 đặc và HCl đặc với tỉ lệ về số mol là 1 HNO3 : 4 HCl
Au + HNO3 + 4HCl -> H[AuCl4] + NO + 2H2O
Muốn thu lại Au bạn có thể dùng cách đơn giản sau:
Cô cạn dung dịch sau phản ứng. Đun nóng chất rắn thu được ta sẽ thu được Au. Tôi chọn cách đun nóng vì vừa dễ thực hiện. Mặt khác khi dung dùng các cách khác, các bạn muốn thu lại được vàng ở dạng tinh thể óng ánh (như khi chúng ta đang đeo cũng phải gia công bằng nhiệt!). Nếu dùng phương pháp khác như dùng kim loại mạnh đẩy Au ra khỏi muối thì Au thu được ở dạng vô dịnh hình: (phải đêm gia công bằng nhiệt mới thu lại được Au tinh thể)
4Fe+ 2HAuCl4 -> 4FeCl2 + 2Au + H2
2. Clo trong dung dịch HCl đặc:
2Au+3Cl2+2HCl -> 2HAuCl4
thu được dung dịch này rùi thì làm tương tự trên nhé
3. Dung dịch xianua có mặt oxi:
4Au + 8 KCN + O2 + H2O -> 4 K[Au(CN)2] + 4KOH
Muốn thu lại được Au ta dùng Zn hoặc kim loại nào đó mạnh hơn Au (và tạo phức được với CN) đều được:
2K[Au(CN)2] + Zn -> K2[Zn(CN)4] + 2Au
Vậy là ta có 3 dung dịch có thể hòa tan được Au
- Mục đích của khoa học là áp dụng lý thuyết ra thực tế tạo ra sản phẩm cho xã hội, khoa học càng cao áp dụng thục tế càng dễ trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
3 phương pháp của huynh nói trên nếu áp dụng thực tế thì sẽ xẩy ra một số vấn đề sau.
1. Dung dịch Cường thủy (hỗn hợp gồm dung dịch HNO3 đặc và HCl đặc với tỉ lệ về số mol là 1 HNO3 : 4 HCl
Au + HNO3 + 4HCl -> H[AuCl4] + NO + 2H2O- Dung dịch cường thuỷ rất khó thực hiện vì trên thị trường axit HNO3 đậm đặc rất khó kiếm. Chỉ có trong phòng thí nghiệm, muốn điều chế nó phải có quy trình nghiêm ngặt không mặt ăn thẹo ngay vì rất dễ gây nổ, vả lại khó điều chế số lượng lớn. Nếu xẩy ra sự cố coi như toi mạng ngay.
- Vẫn đề dặt ra là có cách nào tạo ra dung dich cường thuỷ từ HNO3 68% ko?.
- AU trong tự nhiên là những hạt li ti nằm lẫn trong quặng FeS, Cu, Fe, S,...trong đất đá... lẫn rất nhiều tạp chất. Vậy khi cho hỗn tạp tất cả các chất có chứa Au vào dung dịch cường thuỷ thì điều kiện lý tưởng nhất nào để hoá Au thành dung dịch đạt hiệu quả cao nhất. Phải cho những chất phụ gia gì để kích thích phản ứng mãnh liệt nhất.
2. Clo trong dung dịch HCl đặc:
2Au+3Cl2+2HCl -> 2HAuCl4- Cái này cũng khó thục hiện vì trong một bể 5 -> 7 M3 làm hệ thống sục khí clo cũng rất là phức tap. vì phải có hệ thông thu dữ khí clo .
3. Dung dịch xianua có mặt oxi:
4Au + 8 KCN + O2 + H2O -> 4 K[Au(CN)2] + 4KOH- Cái này thì dễ rồi chỉ cho không khi lội qua bể là được nhưng có nhược điểm là môi trường phản ứng rất kém. không mãnh liệt như 2 phương pháp trên vì chỉ hoà tan vang chư khó hoà tan các tạp chất kim loại đi kem nên phải yêu cầu nghiền quặng thật mịn. Với cả chất CN là chất cực độc rất có hại cho môi trường.
! Tớ mạo muội có mấy lời để anh em đưa ra phương pháp hợp lỹ nhất, dễ áp dụng thực tế nhất.