hỗn hợp A nặng 8,14 g gồm CuO, Al2O3 và FexOy, cho hỗn hợp A đi qua H2 dư, sau phản ứng thu được 1,44 g h2o
mặt khác, hỗn hợp A tác dụng vừa đủ với 170 ml dd H2SO4 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B. dung dịch B tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa đem nung thu được 5,2 gam chất răn.
Xác định oxit sắt đó (FexOy) và khối lượng từng chất trong hỗn hợp
Bài của bạn kazan_vn mắc phải 2 lỗi:
+ Thông thường nếu không nói gì như trên thì người ta đã nung hidroxit ngoài không khí, khi đó sẽ tạo Fe2O3, tức là bạn đã viết phản ứng sai nên kết quả cũng sai.
+ Bạn thử quan sát cái hệ mình vừa lập xem? Đó là hệ 5 ẩn 4 phương trình nhưng không phải tuyến tính, việc giải và biện luận là rất khó khăn.
Có thể làm bài này như sau:
Đặt a, b, c theo thứ tự là số mol CuO, Al2O3, FexOy
Khi khử bằng H2 dư:
nH2O = a + cy = 1,44/18 = 0,08
Khi hòa tan hoàn toàn các oxit trên trong H2SO4:
nH2SO4 = a + 3b + cy = 0,17
---> 3b = 0,09 ---> b = 0,03 mol
Quá trình hòa tan trong H2SO4, sau đó cho tác dụng với NaOH dư và nung kết tủa trong không khí thực ra là ta đã tách hết Al2O3 ban đầu:
mCuO + mFexOy = mhh - mAl2O3 = 8,14 - 0,03.102 = 5,08 < 5,2 ---> Oxit ban đầu chứa Fe2+
Sơ đồ:
2FexOy + (3x - 2y)O ---> xFe2O3
---> nO = c.(3x - 2y)/2 = (5,2 - 5,08)/16 = 0,0075 mol
---> (3x - 2y)c = 0,015 mol
mhh = 80a + 102b + c(56x + 16y) = 8,14
mCuO + mFe2O3 = 80a + 160c = 5,2
---> c(160 - 56x - 16y) = 0,12
Đến đây ta có 2 cách:
+ C1: Do c > 0 nên 160 > 56x + 16y ---> x = y = 1 là thỏa mãn.
+ C2: Khử c từ 2 biểu thức trên, ta cũng được phương trình theo x, y. Biện luận ---> x = y = 1
Tóm lại oxit ban đầu là FeO với số mol:
c = 0,015/(3x - 2y) = 0,015 mol
Như vậy hh đầu có 0,03 mol Al2O3, 0,015 mol FeO, còn lại là CuO. Bạn tính nốt.