Cân bằnd PTHH:
FexOy + H2SO4 -> Fe2(SO4)2 + SO2 +H2O
2FexOy + (6x-2y)H2SO4 -> xFe2(SO4)3 + (3x-2y)SO2 + (6x-2y)H2O

hỏi:làm thế nào để thu được Fe2O3,Fe3O4 từ Fe và các hóa chất cần thiết
Với Fe3O4 ta có thể điều chế như sau:
-Đốt cháy Fe trong không khí; 3Fe + 2O2 -> Fe3O4
-Cho Fe phản ứng với H2O ở điều kiện dưới 570*C: 3Fe + 4H2O -> Fe3O4 + 4H2
Trong các bài toán, ta có thể coi Fe3O4 là hỗn hợp của FeO và Fe2O3 theo tỷ lệ 1:1 để tiện tính toán nhưng thực tế Fe3O4 và hỗn hợp FeO và Fe3O4 (tỷ lệ 1:1) có những tính chất hoàn toàn khác nhau.
1: hòa tan 26,6g hỗn hợp muối clorua của hai kim loại kiềm A,B thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn vào H2O để được 50g ddC cho ddC tác dụng vừa đủ với AgNO3 thì thu được 57,4g kết tủa. Tìm A,B
2: cho hổn hợp X gồm Zn, Fe, Cu chia làm 3 phần bằng nhau:
Phần I cho tác dụng với H2SO4 đặc nóng, phản ứng hoàn toàn thu được 11,2(l)SO2
Phần II cho tác dụng với HCl dư, thu được 6,72(l) H2
Phần III cho tác dụng với CuSO4 dư, thu được 25,6g chất rắn
Tính khối lượng mỗi kim loại
1. Muối clorua của kim loại kiềm phản ứng với AgNO3 theo tỷ lệ 1:1 tạo thành kết tủa AgCl -> Từ đó tính được số mol muối clorua của 2 kim loại A, B -> Tính được khối lượng trung bình của A, B -> Xem khối lượng trung bình đó nằm trong khoảng giá trị khối lượng của 2 kim loại kiềm liên tiếp nào rồi kết luận A, B là 2 kim loại kiềm đó.
ĐS: A, B là hai kim loại Natri(Na) và Kali(K).
2.
Đặt x, y, z là số mol của Zn, Fe, Cu trong 3 phần.
Phần 1: Phản ứng với H2SO4 đặc nóng. Dựa vào định luật bảo toàn e hoặc viết phương trình phản ứng ta được một phương trình:
x + 1,5y + z = 0,5 (1)
Zn + 2H2SO4 -> ZnSO4 + SO2 + 2H2O
2Fe + 6H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Cu + 2H2SO4 -> CuSO4 + SO2 + 2H2O
Phần 2:Phản ứng với HCl dư. Chỉ có Zn và Fe phản ứng.
Zn + 2HCl -> FeCl2 + H2
Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2
Ta được 1 phương trình nữa: x + y = 0,3 (2)
Phần 3: Tác dụng với CuSO4 dư. Chỉ có Fe và Zn phản ứng:
Zn + CuSO4 -> Cu + ZnSO4
Fe + CuSO4 -> Cu + FeSO4
-> Chất rắn là Cu (bao gồm cả Cu vừa sinh ra và Cu ban đầu): 64(x+y) + 64z = 25,6 (3)
Giải hệ (1), (2), (3) ta được x, y, z. Từ đó tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu bằng cách nhân thêm 3(3 phần bằng nhau).
cho mình hỏi một câu! NH4 + NaAlO2--->
?
tiếp nữa cho mình hỏi từ Fenspat làm sao để trở thành cao lanh?
Fenspat có hai loại:
-cát khai thẳng góc-octola (K2O.Al2O3.6SiO2 - felspat kali)
-cát xiên góc - plagiocla (Na2O.Al2O3.6SiO2 - felspat natri và CaO.Al2O3.2SiO2 - felspat canxi).
^^Tính chất cơ bản của felspat: màu biến đổi từ trắng, trắng xám, vàng đến hồng và đỏ; khối lượng riêng: 2,55 - 2,76 g/cm3, độ cứng 6 - 6,5, cường độ chịu nén 1200 - 1700 kg/cm2. Khả năng chống phong hoá của felspat kém, kém ổn định đối với nước và đặc biệt là nước có chứa CO2:
+ K2O.Al2O3.6SiO2 + CO2 +2H2O = K2CO3 + 4SiO2 + Al2O3.2SiO2.2H2O
+ Al2O3.2SiO2.2H2O là caolonit - thành phần chủ yếu của đất sét.
Cao lanh(Kaolin) là một khoáng sản phi kim được hình thành do quá trình phong hóa của phenphat chủ yếu là octodaz và anbit.Quá trình phong hóa nói trên đươc gọi là Kaolin hóa. Công thức hóa học: Al2O3.2SiO2.2H2O. Ứng dụng:Đươc sử dung trong các lĩnh vực: Công nghệ dược,mỹ phẩm; Công nghiệp giấy; Sản xuất gạch cerami; Công nhiệp gốm sứ,vật liêu chịu lửa; Công nghiệp luyện kim; Chất tẩy trắng dầu mỡ; Sứ cách điện; Tông hợp Zeolit;v.v...
Cao lanh sơ cấp sinh ra từ quá trình phong hóa hóa học hay thủy nhiệt của các loại đá có chứa fenspat như rhyolit, granit, gơnai. Cao lanh thứ cấp được tạo ra từ sự chuyển dời của cao lanh sơ cấp từ nơi nó sinh ra vì xói mòn và được vận chuyển cùng các vật liệu khác tới vị trí tái trầm lắng.
Nguồn:
http://vi.wikipedia.org1.Cho KMnO4 vào 160ml HCl 0.5M đun nóng, thu được khí sinh ra. Sau đó dẫn vào 200ml NaOH 0.2M được ddA
a)Tính Cm ddA
b)Tính thể tích dd thu được khi cho (NH4)2SO4 tác dụng vừa đủ với dd A
2.để tác dụng vừa đủ 8,4g hỗn hợp 3oxit CuO,Fe3O4,Al2O3 người ta cho từ từ
V(lit) hỗn hợp khí CO và H2 đi qua ống đựng oxit, nung nóng đến khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Kết thúc phản ứng thu được một hỗn hợp khí và hơi nứoc
(hổn hợp này nặng hơn hổn hợp ban đầu 0,16g) và ag chất rắn. Tính V và a, biết AL2O3 không tham gia phản ứng
1.
Số mol HCl là: 0,08 mol.
16HCl + 2KMnO4 -> 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
-> Số mol khí Cl2 sinh ra: 0,025 mol.
-> Số mol NaOH là: 0,04 mol
Cl2 + 2NaOH -> NaCl + NaClO + H2O.
Theo ý đề ra thì NaOH phải dư(A có phản ứng với (NH4)2SO4, nhưng ở đây Cl2 dư.
Nếu NaOH dư, ta làm như sau:
Dung dịch A thu được gồm: NaOH dư, NaCl, NaClO. Từ các dữ kiện đề ra ta tính được nồng độ mol/l của các chất trong A.
2NaOH + (NH4)2SO4 -> 2NH3 + 2H2O + Na2SO4
Dựa vào số mol NaOH tính số mol NH3 -> Tính thể tích khí NH3(đktc). (Hình như là tính thể tích khí, còn nếu tính thể tích dung dịch thì thường đề bài cho thể tích dung dịch không đổi, còn không thì không thể tính được.)
2. Khi cho khí hỗn hợp khí CO và H2 qua hỗn hợp 3 oxit nung nóng:
CuO + CO -> Cu + CO2
CuO + H2 -> Cu + H2O
Fe3O4 + 4CO -> 3Fe + 4CO2
Fe3O4 + 4H2 -> 3Fe + 4H2O
Al2O3 không bị khử.
Khối lượng hỗn hợp khí tăng là khối lượng của O trong CuO và Fe3O4.
Khối lượng hỗn hợp khí giảm là khối lượng của O trong CuO và Fe3O4 -> a + 0,16 = 8,4 -> a = 8,24g
Nhận thấy khi phản ứng, cứ 1mol O trong oxit thì sinh ra 1mol khí (CO2 hoặc hơi H2O). -> số mol khí phản ứng là: 0,16/16 = 0,01 mol -> thể tích khí ở đktc: V = 0,224l.