SGK lớp 11 co ghi rõ mà
Phân đạm
--------------------------------------------------------------------------------
Phân đạm cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat NO3ˉ và ion amoni NH4+. Phân đạm làm tăng tỉ lệ của protit thực vật, có tác dụng làm cho cây trồng phát triển mạnh, nhanh, cánh lá xanh tươi, cho nhiều hạt, nhiều củ hoặc nhiều quả.
Phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ % về khối lượng của nguyên tố N.
1. Phân đạm amoni
Đó là các loại muối amoni : NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3 ...
Các muối này được điều chế từ amoniac và axit tương ứng. Muối amoni có dạng tinh thể nhỏ không màu (để phân biệt, (NH4)2SO4 thường được nhuộm màu xanh) và rất dễ tan. Muối amoni có khả năng làm cho đất chua thêm (có pH < 7), do đó chỉ thích hợp cho loại đất ít chua, hoặc đã được khử chua từ trước (dùng CaCO3 hoặc CaO). Ở nhiệt độ cao hoặc gặp chất bazơ mạnh, muối amoni bị phân hủy cho NH3 bay ra. Do vậy, việc bảo quản phân đạm amoni cần để nơi thoáng mát và tránh lẫn với các chất bazơ (vôi sống, vôi tôi...).
(NH4)2SO4 và NH4NO3 thuộc loại phân đạm được dùng phổ biến ở trên thế giới. Amoni nitrat có tỉ lệ % N cao (35%), tuy nhiên nó dễ chảy nước (do hút hơi nước trong không khí ẩm) và đóng cục, không thích hợp với điều kiện không khí có độ ẩm thường khá cao ở Việt Nam.
2. Phân đạm ure
Ure, (NH2)2CO là loại phân đạm tốt nhất hiện nay, có tỉ lệ %N rất cao (46%), không làm thay đổi độ axit - bazơ của đất do đó thích hợp với nhiều loại đất trồng.
Trong công nghiệp có nhiều phương pháp để tổng hợp ure, thông thường là từ NH3 và CO2 (ở nhà máy phân đạm Hà Bắc, ure được tổng hợp theo phương pháp này). Ure có dạng tinh thể hình kim hoặc lăng trụ. Trong đất, ure biến đổi lẫn thành amoni cacbonat theo phản ứng sau :
(NH2)CO + 2H2O = (Nh4)2CO3
Nhược điểm của ure là dễ chảy nước, tuy ít hơn so với muối nitrat, vì vậy phải bảo quản ở nơi khô ráo.
3. Phân đạm nitrat.
Đó là các muối nitrat : NaNO3, Ca(NO3)2 ... Các muối này được điều chế từ axit nitric và cacbonat kim loại tương ứng. Phân đạm nitrat có dạng tinh thể to, dễ tan nhưng dễ chảy nước, khó bảo quản. Tỉ lệ %N thực tế lại thấp vì thường là lẫn nước. Phân đạm nitrat dùng thích hợp cho những vùng đất chua và mặn.
Phân lân
--------------------------------------------------------------------------------
Phân lân cung cấp photpho hóa hợp cho cây dưới dạng ion photphat PO43- . Phân lân đặc biệt cần thiết cho cây ở thời kì sinh trưởng, nó thúc đẩy các quá trình sinh hóa, quá trình trao đổi chất và năng lượng của thực vật, có tác dụng làm cho cây trồng cứng cáp, cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to.
Phân lân đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5 tương ứng với lượng photpho có trong thành phần của nó.
Nguyên liệu để chế biến phân lân là quặng apatit và photphorit, quặng được nghiền thành bột, có thành phần chính là Ca3(PO4)2.
1. Phân lân tự nhiên.
Có thể dùng trực tiếp bột quặng photphat làm phân bón, nó là thứ rẻ tiền nhất. Ca3(PO4)2 tuy không tan trong nước nhưng tan được trong một số axit hữu cơ có sẵn trong đất, hoặc được tiết ra từ rễ một loại cây. Vì vậy bột quặng photphat chỉ được dùng ở những vùng đất chua hoặc một số loại cây nhất định. Về loại phân này, ở nước ta sản xuất phổ biến dạng phân lân nung chảy.
Phân lân nung chảy. Cách điều chế: Trộn bột quặng photphat và loại đá có magie ( thí dụ, đá bạch vân còn gọi là đolomit CaCO3. MgCO3) đã đập nhỏ, rồi nung ở nhiệt độ cao, trên 10000C. Sau đó làm nguội nhanh và tán thành bột. Phân lân nung chảy có dạng tinh thể nhỏ màu xanh, hơi vàng, trong như thuỷ tình nên gọi là phân lân thuỷ tinh.
2. Supephotphat.
Thông thường gọi là supe lân, dạng bột màu trắng xám hoặc sẫm, với thành phần chính là muối tan được, đó là Ca(H2PO4)2 . Có hai loại là supe lân đơn và supe lân kép.
a) Supephotphat đơn. Cách điều chế : Trộn bột quặng photphat với dung dịch axit sunfuric đặc, phản ứng sau đây xảy ra :
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 = Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
Phản ứng tỏa nhiệt làm cho nước bay hơi. Người ta thêm nước vừa đủ để muối CaSO4 kết tinh thành muối ngậm nước :
CaSO4 .2H2O (thạch cao). Supephotphat đơn là hỗn hợp của canxi đihiđrophotphat và thạch cao.
b) Supephotphat kép. Cách điều chế : Trộn bột quặng photphát với axit photphoric, phản ứng sau đây xảy ra :
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 = 3Ca(H2PO4)2
Trong thành phần của supephotphat kép không có lẫn thạch cao, do đó tỉ lệ %P2O5 cao hơn, chuyên chở đỡ tốn kém hơn.
3. Amophot.
Cho amoniac tác dụng với axit photphoric sẽ thu được hỗn hợp NH4H2PO4, (NH4)2HPO4. Hỗn hợp các muối này có tên là amophot, nó là một thứ phân bón phức hợp có cả các nguyên tố nitơ và nguyên tố photpho.
Phân kali
--------------------------------------------------------------------------------
Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng nguyên tố ion K+. Phân kali giúp cho cây hấp thụ được nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, bột, chất xơ, chất dầu và tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây.
Phân kali được đánh giá theo tỉ lệ % về khối lượng của kali oxit K2O tương ứng với lượng kali có trong thành phần của nó.
Kali clorua, KCl là loại phân kali được dùng nhiều nhất, có dạng tinh thể nhỏ, vị rất mặn và rất dễ tan. Kali clorua được điều chế từ những quặng có KCl như sinvinit, cacnalit... Sinvinit là một hỗn hợp gồm chủ yếu có KCl và NaCl. Để tách riêng KCl và NaCl người ta dựa vào độ tan của chúng thay đổi khác nhau khi nhiệt độ tăng lên, cụ thể là :
Nhiệt độ
200C
500C
1000C
Độ tan của NaCl
35,8g
37,5g
39,1g
Độ tan của KCl
34,7g
48,3g
56,6g
Cách làm : Đun sôi dung dịch bão hòa NaCl, rồi đổ quặng sinvinit đã tán nhỏ vào. Chỉ có KCl tan được vào dung dịch này. Gạn dung dịch ra, để nguội thì KCl kết tủa và lắng xuống. Làm như vậy nhiều lần thì có thể tách riêng được KCl.
Ngoài ra, có thể dùng các muối kali sunfat K2SO4, kali cacbonat (thường gọi là bồ tạt) K2CO3 ... làm phân kali.
________________________
Sr, mình quên mất link download